Truy cập mạng xã hội là hoạt động không thể thiếu của mỗi chúng ta ngày nay. Có tới 4,76 tỷ người, chiếm 59,4% dân số hiện nay đang sử dụng mạng xã hội. Việc sử dụng mạng xã hội mang lại cơ hội tiếp cận mục tiêu cực lớn về cả số lượng và chất lượng. Việt Nam hiện nay online mỗi ngày hơn 6 tiếng đồng hồ, và phần lớn thời gian trong đó chính là sử dụng mạng xã hội. Người dùng tương tác rất tích cực với mạng xã hội như xem, like, bình luận, chia sẻ… Những điều đó làm cho những nội dung thông điệp trên mạng xã hội có cơ hội được lan truyền nhanh chóng.
Người dùng sử dụng mạng xã hội thường với 3 mục đích chính: Cập nhật thông tin, Giải trí và Kết nối trò chuyện với nhau. Hiện nay, với sự nổi lên của Tiktok, một xu hướng mới là nhu cầu mua hàng qua mạng xã hội ngày càng cao. Người ta gọi đó là như cầu Entertain Shoping và hoạt động thương mại trên mạng xã hội gọi là Social Commerce. Chính những nhu cầu đó tạo ra sự tích cực tương tác từ người dùng Vậy nên, việc hiện diện trên mạng xã hội cũng là một hoạt động không thể thể thiếu của doanh nghiệp không chỉ ở mục tiêu phát triển thương hiệu, chăm sóc khách hàng mà còn cả ở mục tiêu bán hàng.
Trong phần tìm hiểu về về Social Media, chúng ta tập trung vào việc hiểu được giá trị của Social Media, Các loại nội dung phổ biến trên Social, Các tạo chiến lược social media, cách chọn kênh social phù hợp, Tương tác với khách hàng và cách đo lường hiệu quả của social media một cách tổng quan nhất.
Vậy thì Social Media mang lại những lợi ích gì? Tại sao chúng ta cần triển khai Social Media. Dưới đây là những lợi ích mà Social Media mang lại:
- Tiếp cận khách hàng: Mạng xã hội là một kênh tiếp cận tiềm năng khách hàng rộng lớn. Việc hiện diện trên các nền tảng mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình một cách hiệu quả hơn và tương tác trực tiếp với họ.
- Xây dựng thương hiệu: Mạng xã hội là nơi thích hợp để xây dựng và tăng cường thương hiệu của doanh nghiệp. Qua việc chia sẻ nội dung liên quan đến giá trị, lĩnh vực hoạt động và tầm nhìn của doanh nghiệp, họ có thể tạo dựng sự nhận diện và uy tín trong tâm trí khách hàng.
- Tương tác và gắn kết: Mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng và người hâm mộ. Phản hồi nhanh chóng và thông tin cập nhật đều đặn giúp tạo sự gắn kết, tạo niềm tin và tạo dựng mối quan hệ lâu dài.
- Quảng cáo và tiếp thị: Các nền tảng mạng xã hội cung cấp các công cụ quảng cáo và tiếp thị định hướng rất chính xác đến đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể sử dụng các tính năng này để tăng tầm nhìn, tăng hiệu suất tiếp thị và tạo ra lợi nhuận.
- Theo dõi và nắm bắt xu hướng: Thông qua mạng xã hội, doanh nghiệp có thể theo dõi xu hướng ngành, sự phản hồi của khách hàng và đánh giá cạnh tranh. Điều này giúp họ điều chỉnh chiến lược kinh doanh và sản phẩm/dịch vụ để thích nghi với thị trường.
- Tạo dựng thông tin phản hồi: Mạng xã hội cho phép doanh nghiệp thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm của họ. Điều này giúp cải thiện chất lượng và đáp ứng tốt hơn vào nhu cầu của khách hàng.
Tóm lại, hiện diện trên mạng xã hội không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn mà còn giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo dựng thương hiệu mạnh mẽ và áp dụng các chiến lược tiếp